Cô Tám Đồi Chè

Cô Tám Đồi Chè có tích nói rằng cô vốn là thiếu nữ người Mường (có tích lại nói cô là người Kinh) ở đất Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. Đền Cô Tám Đồi Chè nằm trong Khu Du Lịch Tâm linh Hàn Sơn thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi thờ chính của Cô Tám Đồi Chè.

Cung thờ cô Tám Đồi Chè - Đền Phong Mục
Cung thờ cô Tám Đồi Chè – Đền Phong Mục

Thân thế Cô Tám Đồi Chè:

Theo một số thuyết nói rằng, Cô Tám là tiên cô giáng thế cùng thời với Cô Bơ Thác Hàn, có huyền tích lịch sử riêng chứ không liên quan gì đến Chầu Bát và cô thuộc Nhạc Phủ chứ không phải thuộc Địa Phủ như mọi người vẫn lầm tưởng. Có một số ý kiến thống nhất rằng, cô giáng sinh dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa, cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá.

Cô cũng có công giúp vua trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm nên khi thác hoá về trời, cô được phong công lập đền thờ, trấn giữ một bên bến song Đò Lèn, Phong Mục. Cô sinh thời là người con gái đảm đang nết na tần tảo, hái búp chè xanh trên đồi thường dung làm thuốc chữa bệnh nên mọi người thường tôn hiệu là Cô Tám Đồi Chè. Khi thanh nhàn, cô thường đủng đỉnh dạo chơi khắp vùng Hà Trung, Thanh Hoá, cũng có khi cô hiện hình bẻ lái con thuyền độc mộc trên dòng sông Mã.

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Tám Đồi Chè hiếm khi về ngự đồng, chỉ có người nào sát về Cô Tám hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hoá. Cô Tám Đồi Chè ngự đồng thường mặc áo xanh quầy đen ( có nơi là áo tím hoa cà ) .

Cô Tám Đồi Chè
Cô Tám Đồi Chè

Cô Tám cũng khai quang sau đó múa mồi, sau đó thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non. Hiện nay đền thờ Cô Tám Đồi Chè được thờ riêng tại đền cô thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, nếu đi từ đền Cô Bơ sang thì qua đò Lèn, đền cô rất khang trang nhưng ít người biết tới.

Cô Tám Đồi Chè có phải là Cô Tám theo hầu Chầu Tám Bát Nàn hay không

Cô Tám Đồi Chè không phải là Cô Tám theo hầu Chầu Tám Bát Nàn. Cô Tám Đồi Chè có sự tích riêng như đã nêu ở trên. Cô Tám Bát Nàn có từ thời Hai Bà Trưng. Cô Tám Đồi Chè có từ thời Vua Lê Lợi.

Nguồn: Diễn Đàn Hát Văn

Gửi Giang Anh lời cảm nhận nhé !
Đang xem bình luận...