Tại sao nói “49 chưa qua 53 đã tới”

Theo quan niệm dân gian thì mỗi người đều trải qua những tuổi hạn nhất định. Nhiều người vẫn tin rằng thông thường vào năm hạn sẽ gặp những chuyện không hay, thậm chí là mất mạng. Trong thực tế thì bất cứ thời gian nào trong cuộc đời đều có thể gặp vận hạn xấu, nhưng thường thì hay rơi vào tuổi 49 và 53.

Vì sao lại có quan niệm về tuổi hạn?

Tuổi hạn chỉ là quan niệm dân gian, bằng kinh nghiệm cuộc sống mà người ta đúc kết nên. Từ xưa tới nay hễ nghe đến hạn là mọi người đều nghĩ tới những điều xấu không may mắn tới với mình nhưng thực tế không phải hạn nào cũng xấu. Vấn đề này có thể đúng với đại đa số người này nhưng lại không đúng với một bộ phận người khác. Tuy vậy, nhìn chung quan niệm đó khá phổ biến trong xã hội.

Tuổi 49, 53 hay ốm có phải do vận hạn?

Liệu có đúng hay không chuyện vận hạn bệnh tật thường diễn ra vào các năm tuổi 49, 53? Trên thực tế từ tuổi 49-53 trở đi do khả năng ăn uống kém dần nên lượng dinh dưỡng vi chất ngày càng giảm nhanh, ở phụ nữ đa số là các bệnh liên quan đến thiếu canxi có thể sinh ra trên 200 loại bệnh như thoái hoá xương, khớp rồi ảnh hưởng biến chứng tới các cơ quan khác như tim mạch. Đối với nam giới các bệnh về chuyển hóa cũng tương tự vì cỗ máy cơ thể đã đi qua quá nửa đời người nên các mạch cũng không còn là dòng nước thông suốt mà như một cống nước tắc nghẽn do mỡ máu. Về mặt tử vi tâm linh thì ở tuổi 49-53 con người rơi vào hạn thái bạch. Các cụ vẫn nói sao thái bạch quét sạch cửa nhà nên chắc chắn không vì hạn nọ cũng vì hạn kia. Để có thể thoải mái về tâm lý hầu như mọi người thường làm lễ dâng sao giải hạn theo từng năm và điều này cũng giúp tâm lý được thoải mái và không còn lo lắng đến bệnh tật thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Do vậy bản thân mỗi người chỉ cần chú ý tốt hơn về sức khoẻ cũng như lao động thay vì việc cầu khấn nghĩ ngợi. Dâng sao giải hạn cũng là hình thức giúp chúng ta ổn định và thoải mái hơn về tinh thần.

Tại sao có hạn 49 và 53?

Thường người ta vẫn nói với nhau là 49 chưa qua 53 đã tới. Đây có thể là câu nói cho suông vần bởi vậy không nên tin vào vận mạng của mình sẽ suy rồi phó mặc cho cuộc đời. Phàm ở cõi đời mấy ai thoát khỏi cảnh tử biệt sinh ly. Hay sinh lão bệnh tử có mấy không dính vào. Theo như tuổi chúng ta bước vào 49. Nghĩa là ta đã bước qua nửa đời người thì chắc chắn cái bệnh nó lại lẽo đẽo bước vào đời chúng ta. Vì sao?vì lúc còn niên thiếu chúng ta quá phí tâm sức để cầu tiến cho bản thân. Cho nên bao nhiêu mã lực của chiếc xe cuộc đời chúng ta phung phí bừa bải đến tuổi này thì nguồn sinh lực cạn kiệt. Rồi thì những người chung quanh thân bằng quyến đỗ trút vào vận mạng 49-53 để gọi là một cái số.

Có phải vào tuổi hạn thì toàn xấu?

Từ xưa tới nay hễ nghe đến tuổi hạn là nhiều người nghĩ tới những điều xấu không may đến với mình. Thực tế thì không hoàn toàn là như vậy. Theo từ điển Hán Việt thì hạn là vùng đất nguy hiểm, ranh giới, phạm vi quy định, kỳ hạn quy định, ngưỡng cửa… Ví dụ: Đến hạn lên lương hay thăng quân hàm hoặc nhận lãi tiết kiệm… tuổi hạn cũng giống như thế. Nó đánh dấu sự kết thúc của một quá trình này nhưng có thể lại là mở đầu của một quá trình khác. Nó không có toàn tốt hoặc toàn xấu mà thường xen kẽ theo kiểu trong rủi có may. Quan điểm khi cho rằng tuổi hạn và những tốt xấu đi kèm hầu như thuộc về đức tin của mỗi người. Do đó chắc chắn không thể ngăn cấm hay xóa bỏ nó. Cái quan trọng là bản thân mỗi người cần nhận thức đầy đủ cũng như tỉnh táo để không bị lừa gạt bởi những trò mê tín dị đoan. Khi cơ hội đến mà không nắm lấy rồi đổ cho tuổi hạn thì hoàn toàn sai lầm.

Đến nay thì vấn đề tuổi hạn cũng như quan niệm cho rằng tuổi 49, 53 mang hạn nặng nhất vẫn chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm dân gian để đúc kết lại. Khoa học chưa thể giải mã vấn đề này một cách thấu đáo. Do đó nó vẫn còn là một bức màn bí ẩn. Còn về mặt tâm linh thì việc giải hạn cũng nên làm để người ta thấy yên tâm nhưng phải trên tinh thần coi đó như là phương tiện không được tốn kém lãng phí thời gian cũng như tiền của để rồi rơi vào tâm lí cầu xin mà ỷ lại. Cách giải hạn hiệu quả nhất vẫn là nhận ra được bản chất của vấn đề không quá mê tín.

 

 

Gửi Giang Anh lời cảm nhận nhé !
Đang xem bình luận...