Lên Đồng – Cuộc hành trình của các thần linh

Lên đồng (Hầu bóng; Hầu đồng) là một nghi lễ quan trọng và tiêu biểu của Đạo Mẫu Tứ Phủ của người Việt. Phân biệt với nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác. Đạo Mẫu không hướng con người vào thế giới sau khi chết; mà là một thế giới hiện tại; trần tục với mong ước sức khoẻ; tài lộc.

42247ed1840d6928

Tuy nhiên; trong tâm thức của người dân; để đạt tới ước vọng trần tục ấy thì điểm tựa lại là thế giới siêu nhiên với các Thần linh; các cuộc hành trình của Thần linh từ cõi hư vô trở về tái sinh trên thân xác của các ông đồng – bà đồng trong các nghi lễ lên đồng!

Vậy các thần linh của Đạo Mẫu là ai? Và cuộc hành trình của họ trong nghi lễ lên đồng đã diễn ra như thế nào?

I. Thần điện của Đạo Mẫu hay gốc tích và nơi ngự trị của Thần Linh.

Khác với nhiều tín ngưỡng dân gian; Đạo Mẫu đã hình thành và định hình một thần điện khá đa dạng và hoàn chỉnh. Vị thần chủ tối cao của Đạo này là Thánh Mẫu; tuy có lúc; có nơi bao trùm lên trên vị Thánh Mẫu này còn có NGỌC HOÀNG hay PHẬT BÀ QUAN ÂM; nhưng đó chỉ là sự gá lắp khá lỏng lẻo từ Đạo giáo Trung Quốc hay Phật giáo mà thôi.

Dao mau VN

Thánh Mẫu là một; những lại hoá thân thành Tam vị Thánh Mẫu hay Tứ vị Thánh Mẫu trông coi các miền của vũ trụ: Thiên Phủ (Trời); Địa Phủ (Đất); Thoải Phủ (Nước) và Nhạc Phủ (Rừng núi). Dưới Thánh Mẫu; các vị Thần linh được xếp vào các Hàng và các Phủ.

Hàng Quan gồm 10 vị Quan Lớn; được gọi thứ tự từ một đến mười; tuy nhiên 5 vị đầu là Ngũ Vị Quan Lớn được thờ và hay nhập đồng.

Hàng Chầu (Chúa) gồm 12 vị được gọi từ một đến mười hai; trong đó Tứ vị Chầu Bà là Khâm sai của Tứ vị Thánh Mẫu trông coi các Phủ là quan trọng hơn cả và thường giáng đồng.

Hàng Ông Hoàng gồm 10 vị được gọi tên từ một đến mười; tuy nhiên có ba vị thường hay giáng đồng; đó là Hoàng Bơ (Ba); Hoàng Bảy và Hoàng Mười.

Hàng Cô gồm 12 cô; được gọi từ Cô Đệ Nhất (Cô Cả) và Cô thứ 12 (Cô Bé) đều là thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu. Tuỳ theo địa phương; các Cô còn được gọi với các tên khác nhau; như Cô Bé Bắc Lệ (Cô thứ 12 ở Lạng Sơn); Cô Chín Giếng (Cô Chín); Cô Đồng Mỏ (Cô Đôi – thứ 2);…

Hàng Cậu gồm 10 cậu; là phụ tá của các Ông Hoàng; tuy nhiên hay giáng đồng là Cậu Bơ (Cậu thứ ba) và Cậu Bé (Cậu thứ 10).

Ngoài các hàng kể trên; trong điện thần còn có Thần Rắn (Lốt) và Thần Hổ cũng được thờ và thường hay giáng đồng.

13239901_1180799751964037_1311297722894981382_n

Cũng như các Thánh Mẫu; các Thần linh kể trên đều được phân thành bốn Phủ: Thiên Phủ mà biểu tượng là màu đỏ; Địa Phủ – màu vàng; Thoải Phủ – màu trắng và Nhạc Phủ – màu xanh. Ngoài bốn phủ kể trên; có lúc người ta còn nói tới Phủ Trần Triều (hay Phủ Nhân Thần) thờ Đức Thánh Trần và các thuộc hạ của ông.

Ông là thần chủ ở một số Đền hay được phối thờ ở các đền thờ Tứ Phủ. Ông và các thuộc hạ của ông thỉnh thoảng cũng giáng đồng để trừ tà ma chữa bệnh. Có lúc; có nơi Đức Thánh Trần đồng nhất với Ngọc Hoàng và trở thành Ngọc Hoàng của Đạo giáo Việt Nam.

Không rõ từ bao giờ; hầu hết các vị thần linh của điện thần Đạo Mẫu kể trên đều được lịch sử hoá; trở thành các nhân vật lịch sử với tên tuổi; quê quán; năm sinh tháng đẻ và các công thích giúp dân cứu nước. Thí dụ; Mẫu Thượng Thiên đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh; con gái Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian. Mẫu Thượng Ngàn là công chúa La Bình con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương; cháu ngoại của Vua Hùng;

Quan Tam Phủ là con Vua Cha Bát Hải; vốn là võ tướng của Vua Hùng; Quan Đệ Ngũ chính là Cao Lỗ; một võ tướng của An Dương Vương; Chầu Đệ Ngũ là công chúa của Vua nhà Lý; Ông Hoàng Đệ Nhất là danh tướng của Lê Lợi; Ông Hoàng Mười là quan văn thời Lê có công mở mang bờ cõi;…

Việc lịch sử hoá các vị thần linh Đạo Mẫu; một mặt; đã làm cho tín ngưỡng này gắn liền với đời sống thường nhật của con người; mặt khác đã gắn liền tín ngưỡng này với lịch sử dân tộc; làm cho nó trở thành một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá.

Các thần linh của Đạo Mẫu được thờ phụng ở các Đền; Phủ; Điện; có mặt ở hầu khắp mọi nơi từ Bắc tới Nam; từ đồng bằng lên miền núi; nơi có cộng đồng người Việt cư trú. Mỗi một vị Thần linh Tứ Phủ thì thường có một Đền; Phủ thờ phụng chính; ngoài ra còn có nhiều nơi thờ vọng. Thí dụ; Mẫu Liễu được thờ chính ở Phủ Giầy; ngoài ra còn có hàng trăm nơi thờ vọng. Mẫu Thượng Ngàn thờ chính ở đền Bắc Lệ; ngoài ra còn nhiều nơi thờ vọng;… Tại các Đền; Phủ; Điện; nơi các con nhang; đệ tử thường gửi bát nhang bản mệnh của mình để nhận sự che chở của các thần linh; cũng là nơi diễn ra các nghi thức lên đồng mà ở đó các thần linh Tứ Phủ thăng; giáng.

II. Lên đồng hay là cuộc hành trình của các thần linh tứ phủ.

Nghi lễ lên đồng diễn ra ở các Đền; Phủ; Điện vào các dịp và thời gian khác nhau trong năm. Với các Ông Đồng đền (chủ đền) thì trong một năm có các dịp Hầu xông đền (sau lễ giao thừa); lễ hầu Thượng nguyên (rằm tháng Giêng); lễ hầu nhập hạ (tháng Tư); lễ tán hạ (tháng Bảy); lễ hầu tất niên (tháng Chạp); lễ hạp ấn (25 tháng Chạp).

db716649-e7d2-4703-98af-662b3b7b919b_2kh_2ki2fkcop279d

Người thuần tuý là các Ông Đồng và Bà Đồng thì còn có các lễ hầu vào dịp tiệc của các vị Thánh mà mình mang căn; như tiệc Cô Bơ (12 tháng Sáu); tiệc Quan Tam Phủ (24 tháng Sáu); tiệc Hoàng Bảy (17 tháng Bảy); tiệc Trần triều (20 tháng Tám); tiệc Vua Cha Bát Hải (22 tháng Tám); tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng Chín); tiệc Ông Hoàng Mười (10 tháng Mười); tiệc Quan Đệ Nhị (11 tháng Mười Một);…

Trong cả năm như vậy; thường các cuộc lên đồng tập trung hơn cả vào dịp tháng Ba – Giỗ Mẹ (Thánh Mẫu) và tháng Tám – Giỗ Cha (Ngọc Hoàng; Vua Cha Bát Hải; Đức Thánh Trần) theo thể thức “Tháng Tám giỗ Cha tháng Ba giỗ Mẹ”.

Trước khi lên đồng mọi việc được chuẩn bị kỹ càng; từ việc chọn ngày lành tháng tốt phù hợp với căn số của mình; chọn nơi Đền; Phủ để hầu; mời con nhang đệ tử và quan khách thân thiết tới dự; đến chọn bốn người hầu dâng giúp Ông Đồng; Bà Đồng trong suốt buổi lễ; rồi mời cung văn;…

Việc chuẩn bị khăn áo cũng như lễ vật dâng cúng trong buổi lên đồng cũng đòi hỏi hết sức công phu. Mỗi vị Thánh đều có một bộ trang phục riêng và khi Ông Đồng; Bà Đồng mặc vào người; thì đó chính là sự hiện diện của vị Thánh ấy. Do vậy; mỗi Ông Đồng; Bà Đồng khi ra đồng phải sắm các bộ lễ phục phù hợp; nhất là lễ phục của vị Thánh mà mình mang căn số. Điều này khác biệt với Sư Công của người Choang (Trung Quốc) mà sự hiện diện của mỗi vị Thần tương ứng với sự thay đổi của mặt nạ.

Lễ vật dâng cúng cũng tuỳ thuộc vào từng dịp; từng thời gian mà Ông Đồng hay Bà Đồng thực hiện nghi lễ lên đồng. Đó là các loại bánh; kẹo; hoa quả; rượu; thuốc; đồ chơi; vật trang sức;… Riêng vào dịp tiệc của các Chầu (Chúa) thì có thêm các món ăn như cua; ốc; cá;… Các Ông Đồng và Bà Đồng cũng rất lưu ý tới màu sắc của các vật dâng cúng; sao cho nó tương hợp với màu sắc các Phủ; của vị Thánh. Thí dụ; vật dâng các vị Thánh thuộc Thiên Phủ thì thường là màu đỏ; hồng; Địa Phủ là màu vàng; Thoải Phủ là màu trắng và Nhạc Phủ là màu xanh.

Bây giờ chúng ta hãy dõi theo cuộc hành trình (thăng – giáng) của các vị Thánh Tứ Phủ trong một cuộc lên đồng ở Hà Nội của Bà Đồng H. ở Đền Dâu.

1. Các nghi lễ trước lên đồng

Mấy ngày trước khi lên đồng; Cần phải thực hiện một số kiêng cữ như không được gần gũi với người khác giới; nhất là quan hệ vợ chồng; phải ăn kiêng các đồ ăn làm từ thịt; cá mà phải ăn các đồ chay; ăn ít; thậm chí có thể nhịn ăn; làm sao tạo nên một trạng thái cơ thể ít nhiều khác với ngày thường. Trong quan niệm của Ông Đồng và Bà Đồng thì đó là hành động “chay tịnh” làm thanh sạch trước khi giao tiếp với thần linh; tuy nhiên về kỹ thuật lên đồng thì chính trạng thái bất thường đó góp phần tạo cho Ông Đồng – Bà Đồng dễ rơi vào trạng thái ngây ngất để thoát hồn hay nhập hồn.

Nghi lễ dâng sớ và cúng chúng sinh bao giờ cũng được thực hiện trước ngồi vào chiếu Đồng. Dâng sớ là lời thỉnh cầu lên vị thần chủ đền xin phép được lên đồng. Việc này do một Pháp sư thực hiện với sự trợ giúp của một thầy cúng phụ việc. Còn việc cúng chúng sinh (vong hồn của những người chết không được thờ cúng) thường thực hiện ở phía cửa Đền với vật dâng cúng tiêu biểu là cháo; bỏng (gạo rang; ngô rang); nước lã.

2. Nghi lễ lên đồng

Khi mọi nghi lễ đã xong xuôi ông Đồng; bà Đồng từ trong phòng riêng bước ra với bộ quần áo trắng muốt; cúi chào bạn bè; quan khách; rồi thong thả bước vào chiếu hầu giữa bốn người hầu dâng (tứ trụ). Hầu dâng có thể là nam hay nữ; thường là những người đã ra đồng; còn trẻ; là học trò hay người thân cận.. Hầu dâng sẽ giúp ông Đồng; Bà Đồng trong việc thắp hương; dâng rượu; che quạt; thay lễ phục… trong suốt buổi hầu.

Về phía bên phải chiếu đồng là ban cung văn gồm người hát các bài văn chầu với các nhạc cụ đệm; như đàn nguyệt; trống; phách; sáo; nhạc xóc;… trong đó đàn nguyệt là nhạc đệm tiêu biểu. Cũng có khi người hát văn chầu đồng thời là người đệm đàn nguyệt. Thường mỗi Đền; Phủ; nhất là Đền; Phủ lớn đều có một ban cung văn riêng; có khi cả đời họ gắn bó với Đền và Ông Đồng chủ Đền. Ban cung văn có người chủ xướng; thường xuyên tập luyện làm sao có thể ứng tác kịp thời; ăn nhịp với các hành động của Ông Đồng; Bà Đồng. Nếu tốt thì được thưởng hậu; còn sai nhịp sẽ bị phạt. Trong các ban cung văn như vậy thường xuất hiện những người hát văn chầu nổi tiếng; được các Ông Đồng; Bà Đồng ưa thích.

Trong quan niệm chung; các Ông Đồng; Bà Đồng cũng như mọi người tham dự buổi lễ không thể biết trước được là những vị Thánh nào giáng đồng và nhập đồng; mà tuỳ theo ý muốn của Thánh và lời thỉnh cầu của Ông Đồng; Bà Đồng mà vị Thánh nào đó có giáng hay không. Do vậy; vị Thánh nào giáng thì Ông Đồng; Bà Đồng phải dùng tay để báo hiệu: Nam thần thì dùng tay trái; nữ thần dùng tay phải; tên từng vị Thánh vốn được gọi theo thứ vị: Đệ Nhất; Đệ Nhị;… thì dùng số lượng ngón tay để báo hiệu.

Sau khi ngồi vào giữa bốn người hầu dâng thì những người hầu dâng trùm lên đầu bà một tấm khăn màu đỏ; gọi là khăn phủ diện; một nghi thức quan trọng bậc nhất được lặp đi lặp lại; khi mà các Thánh giáng đồng và thăng đồng; biểu tượng cho sự tái sinh của Thần linh trong thân xác của các Ông Đồng; Bà Đồng; dấu hiệu cho sự chuyển động và hành trình của các vị Thánh.

Mở đầu là các giá giáng đồng của Thánh Mẫu. Ông Đồng;Bà Đồng được hầu dâng trùm khăn phủ diện; hai tay đặt lên gối; người khẽ lắc lư. Lúc này cung văn xướng nhạc và lai thỉnh Thánh Mẫu:

“Đệ Nhất tiên Thiên; cung thỉnh mời Đệ Nhất tiên Thiên”.

Nếu vị Thánh Mẫu nào giáng đồng thì giơ một; hai hay ba ngón tay trái báo hiệu; cung văn theo đó mà chuyển bài hát văn cho phù hợp. Còn khi vị Thánh thăng (tức ra đi) thì Bà Đồng giơ hai tay bắt chéo trước trán đề ra hiệu “Thánh giá hồi cung”.

Nói chung ba giá Thánh Mẫu (Đệ Nhất; Đệ Nhị và Đệ Tam) chỉ giáng chứ không nhập đồng; do vậy tấm khăn đỏ vẫn phủ trên đầu Ông Đồng; Bà Đồng. Người ta còn gọi việc Thánh giáng mà không nhập là hầu trùm khăn (hầu tráng bóng; hầu tráng mạn) để phân biệt với các vị Thần khác giáng và nhập đồng; gọi là hầu mở khăn.

Bà Đồng H. không “sát căn” Đức Thánh Trần; nên Bà chỉ hầu trùm khăn các giá Đức Thánh Trần; Vương Cô Đệ Nhất; Vương Cô Đệ Nhị (con gái Đức Thánh Trần). Nếu ai có căn Phủ Trần Triều thì thường nhập đồng dưới hình thức ngồi bắc ghế với các nghi thức thắt cổ; xiên lềnh mang đậm tính ma thuật.

Sau các giá giáng đồng của Thánh Mẫu là các giá nhập đồng của các Thánh hàng Quan. Trong 10 vị Thánh hàng Quan; lần này có 4 vị nhập đồng. Đó là Quan Đệ Nhất; Quan Đệ Nhị (hay Quan giám sát); Quan Tam Phủ và Quan Đệ Ngũ. Các vị Thánh hàng Quan đều thuộc võ quan; nên ăn mặc và điệu bộ rất uy nghi; mạnh mẽ; thường mang theo cờ lệnh; cung; kiếm. Bốn vị quan này thuộc nhiều Phủ khác nhau. Quan Đệ Nhất thuộc Thiên Phủ; mặc lễ phục màu đỏ; gốc tích Thiên thần sau khi giáng trần hành việc quan thì đi tu; không tiếp xúc với người trần; do vậy sau khi dâng hương Thánh Mẫu thì Quan Đệ Nhất “xe giá hồi cung”.

Quan Đệ Nhị và Quan Đệ Ngũ thuộc Nhạc phủ; trấn giữ Thượng Ngàn (rừng núi) nên các vị đều mặc lễ phục màu xanh. Khác với Quan Đệ Nhất; hai vị Thánh hàng Quan này tiếp xúc với người trần nhiều; nên sau khi dâng lễ Thánh Mẫu; Quan Đệ Nhị và Đệ Ngũ nhập đồng với điệu múa kiếm và long đao; ngồi thưởng thức lời văn chầu kể lại sự tích của Thánh Quan. Đặc biệt Quan Đệ Nhị giám sát việc sinh tử của người trần:

“Sổ hội đồng; một tay Quan biên chép

Số mệnh trần gian; sinh tử Quan chép biên

Ai mà hiếu thuận thảo hiền; tu nhân tích đức

Quan lớn chép biên cho thọ trường”

(Văn chầu Quan Đệ Nhị)

Trong hai giá này; Thánh Quan còn phán truyền; nhận lời thỉnh cầu của người trần; ban phát lộc rồi mới “thăng”; “xe giá hồi cung”.

Quan Đệ Tam hay Quan Tam Phủ thuộc Thoải Phủ nên lễ phục mặc màu trắng. Sau khi nhập đồng Quan Đệ Tam dâng lễ; múa kiếm; nhận rượu và thuộc lá dâng; thưởng thức lời hát văn; phát lộc và “thăng”. Trong các giá Hàng Quan của Bà Đồng H.; Quan Đệ Tứ chỉ giáng đồng trong trạng thái trùm khăn rồi “thăng” ngay; chứ không nhập đồng như các Thánh Quan khác.

Trong số 12 vị Thánh hàng Chầu (Chúa); Bà Đồng H. chỉ nhập đồng 5 vị Thánh; đó là Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn; Chầu Thác Bờ; Chầu Lục; Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Bé Bắc Lệ; còn các vị Chầu Đệ Nhất và Chầu Đệ Tứ thì chỉ giáng chứ không nhập đồng. Căn cứ vào thần tích và các bài văn chầu thì các vị Thánh hàng Chầu đều là nữ thần có nguồn gốc nhân thần; đại diện và giúp việc cho Thánh Mẫu ở bốn phủ. Hơn thế nữa các vị thần này phần lớn có nguồn gốc người dân tộc thiểu số như Dao (Chầu Đệ Nhất); Nùng (Chầu Lục); Tày (Chầu Mười); Mường (Chầu Thác Bờ);…; vì vậy; trang phục; âm nhạc; múa trong các giá này ít nhiều mang sắc thái của các dân tộc kể trên.

Ở tất cả các giá đồng; sau khi Thánh “thăng” thì những người hầu dâng đều gấp rút chuẩn bị lễ phục cho Ông Đồng; Bà Đồng. Họ cởi lễ phục cũ thay lễ phục mới. Lễ phục hàng Chầu gồm áo; váy; khăn; thắt lưng; đồ trang sức;… rất đẹp và mang sắc thái trang phục của dân tộc thiểu số. Sau khi dâng lễ; các giá hàng Chầu đều có múa; như múa mồi; múa chèo đò; múa quạt; múa kiếm;… trong đó múa mồi là điệu múa tiêu biểu.

Khi Bà Đồng H. múa; con nhang đệ tử ngồi dự xung quanh đều chắp tay; ca ngợi Chầu mặc đẹp; múa đẹp – “Lạy Chầu; Chầu đẹp quá”. Được khen; Chầu tung tiền thưởng cho cung văn và các con nhang đệ tử và quan khách ngồi dự. Lời hát văn trong các giá Chầu cũng rất hay; giầu hình ảnh và được cung văn hát theo điệu Xá thượng; Xá lệch; là những giai điệu mang sắc thái âm nhạc các dân tộc thiểu số.

chua ba nam phuong

Trong các giá đồng hàng Chầu lần này của Bà Đồng H.; thì Chầu Đệ Nhất và Đệ Tứ các Thánh chỉ giáng chứ không nhập đồng.

Sau các giá hàng Chầu là các giá hàng Ông Hoàng. Theo quan niệm dân gian; Ông Hoàng là các Quan Văn khác với hàng Quan là Quan Võ. Có tất cả 10 Ông Hoàng; được gọi từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Hoàng Mười; đều là các vị có nguồn gốc nhân thần; có công lao giúp dân và mở mang đất nước. Lần này; chỉ có ba giá Ông Hoàng được nhập đồng. Khi nhập đồng; các ông Hoàng có phong cách sang trọng; phong nhã; vui tươi và gần gũi với mọi người nên không khí buổi lễ cũng vui vẻ hơn.

Giá Ông Hoàng Bơ (Ba) thuộc Thoải Phủ; nên lễ phục của Ông màu trắng: Áo gấm trắng dài; khăn trắng quấn quanh đầu; cài trâm hoa trắng bên tai; khoác tấm choàng đính cườm màu trắng; đai lưng màu vàng:

“Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi

Bầu rượu tiên; thơ túi xênh xang

Vua ban áo trắng đai vàng

Võ hài chân dậm vai mang đôi hèo”.

Giá Hoàng Bảy (Hoàng Bảy Bảo Hà) thuộc Nhạc Phủ; mặc lễ phục màu xanh; gốc tích là vị quan trấn giữ vùng Lào Cai – Yên Bái:

“Bắc Nam đôi xứ vào ra; thỉnh mời Ông Hoàng Bảy Bảo Hà giáng lâm”.

Các Ông Hoàng với đôi hèo thường chấm lính hay bắt đồng cho Thánh Mẫu; tức chọn người trong số các con nhang đệ tử (tín đồ Đạo Mẫu) ai có căn đồng thì bắt phải ra đồng; trở thành các Ông Đồng; Bà Đồng.

Lần này Bà Đồng H. trong giá Ông Hoàng Bảy đã “bắt lính”; “chấm đồng” cho Thánh Mẫu. Sau khi dâng hương; Ông Hoàng Bảy múa hèo; mọi người đều lộ vẻ mặt hồi hộp; căng thẳng. Đột nhiên; Ông Hoàng Bảy ném hèo vào một chị là thương nhân bán hàng ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Chị nhận hèo; dắt vào đầu hèo tờ giấy 10 ngàn đồng rồi trả hèo lại cho Ông Hoàng Bảy; coi như chấp nhận việc “chấm đồng”; “bắt lính” của Thánh Mẫu.

Ông Hoàng Mười thuộc Địa Phủ; mặc lễ phục màu vàng; sinh thời vốn là viên quan trấn thủ tại đất Nghệ An; có công lao lớn với dân với nước; sau khi mất; hiển linh và được dân lập đền thờ ở Nghệ An. Ông nổi danh là ông Hoàng với vóc dáng thanh cao; hào hoa phong nhã; hào phóng; vui vẻ:

“Trời Nam có Đức Hoàng Mười

Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai

Nền trí dũng bậc nhân tài

Văn thao võ lược tư trời thông minh

Tiêu giao di dưỡng tang tình

Thơ tiên một túi phật kinh trăm tờ

Khi phong nguyệt lúc từ bi

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”

(Văn chầu Hoàng Mười)

Bản văn Đức Chầu Mười thể hiện tư chất văn thơ sáng láng; nên sau khi làm các nghi lễ; Bà Đồng H. ngồi tựa gối thưởng thức văn chầu điệu “Phú cổ” (ngâm thơ cổ); lúc ngài thích chí thường vỗ gối rồi “ha” lên mấy tiếng tỏ vẻ khen ngợi và thưởng tiền cho cung văn. Ông Hoàng Mười bao giờ cũng rộng rãi trong việc phát lộc; như thưởng tiền; hoa quả; bánh kẹo; đồ trang sức cho phụ nữ.

Mọi người cung kính nhận lộc từ tay Ông Hoàng và cung kính thưa “Lạy Ông”. Trong khi Ông phát lộc; thưởng thơ; có khá nhiều con nhang đệ tử đưa lễ lên dâng (tiền; hiện vật dâng cúng) và xin được lời phán truyền hay thỉnh cầu sự che chở của Thần thánh. Ông nhận lễ vật dâng lên Thánh Mẫu và bao giờ cũng “lại lộc” 12 cho chủ nhân kèm theo những lời phán truyền và chúc phúc.

Lần này; có một con nhang mang lễ vật lên dâng Ông Hoàng và thỉnh cầu Ông phù hộ cho việc học hành và thi cử của con trai mình. Ông nhận lễ và phán truyền con chủ nhân sẽ được toại nguyện trên con đường học hành thi cử. Khi Ông Hoàng ra hiệu “xe giá hồi cung”; các hầu dâng tung khăn phủ diện lên đầu Bà Đồng H. trước sự nuối tiếc về giá đồng vừa đẹp vừa vui vẻ; nhộn nhịp.

Tiếp sau giá các Ông Hoàng là giá các Cô; gồm 12 cô gọi tên từ Cô Cả (Cô Đệ Nhất) tới Cô Bé (cô thứ 12); nhưng lần hầu này của Bà Đồng H. chỉ có 6 cô giáng và nhập đồng; đó là Cô Đôi (Cô Đệ Nhị); Cô Bơ (Cô Đệ Tam); Cô Sáu (Cô Đệ Lục); Cô Chín; Cô Bé Bắc Lệ và Cô Bé Đông Cuông. Các Thánh Cô đều còn ở tuổi trẻ; trong trắng; chưa lấy chồng; do vậy giá các Cô thường nhộn nhịp; vui vẻ; áo lễ nhiều màu sắc; múa hát tưng bừng.

co dong tre

Cũng như giá Chầu; nhiều Cô có nguồn gốc từ dân tộc thiểu số; nên lễ phục cũng mang màu sắc dân tộc; khăn; áo; váy; đều may bằng vải thổ cẩm; trừ Cô Bơ thuộc Thoải Phủ; mặc đồ màu trắng phong cách giống trang phục cô gái Mường. Do vậy; vào các giá Cô; các hầu dâng luôn tay sửa soạn trang phục. Nếu ở các giá Quan; Ông Hoàng người hầu dâng dâng áo lễ gì thì Bà Đồng H. mặc nấy; còn ở giá Chầu và đặc biệt giá Cô thì Bà Đồng còn ngắm nghía lựa chọn; bỏ cái này; đòi cái khác; nhiều lúc khiến cho hầu dâng lúng túng. Âu đó cũng là phong cách của các cô gái trẻ!

Trong các giá đồng Cô; sau phần nghi lễ nhanh gọn; sơ sài; là các hoạt động múa hát. Các bài văn chầu kể sự tích các Thánh Cô thì ít; còn ca ngợi vẻ đẹp của Thánh Cô thì nhiều:

“Đồi xanh bướm lượn hoa cười

Rừng xanh cô lượn xuống cợt người hành hương

Quần là áo lượt; hào sảo xinh tươi

Đôi sơn đăng sáng toả lưng trời

Nhác trông lên sáng tựa hào quang

Thắt lưng đai; lược dắt hoa cài

Sơn đăng cô sáng toả gần xa”.

(Văn chầu Cô Đôi)

Hay ngợi ca phép thuật chiếc quạt của Cô Chín

“Cô Chín quạt cho gió lộng sơn hà

Quạt cho nam nữ trẻ già đều vui

Cô Chín quạt cho hoa nở núi đồi

Quạt cho mát rượi lòng người nhân gian”

(Văn chầu Cô Chín)

Các giá Cô đều có múa; như múa quạt; múa chèo đò; múa thêu hoa; múa mồi; múa khăn; múa gùi; múa gánh; múa lắc chuông;… Khác với các điệu múa của các Then của người Tày; hay múa của các thày Saman mang tính mạnh mẽ; ma thuật; thì múa của các Cô Thánh lúc nhẹ nhàng; uyển chuyển; lúc nhộn nhịp vui tươi khiến mọi người tham dự vỗ tay theo làm nhịp; hết lời ca ngợi: “Lạy Cô; Cô múa đẹp quá!”; “Lạy Cô; Cô múa dẻo quá!”.

Với điệu múa gánh hoa; cô vừa gánh hai lẵng hoa duyên dáng; đi khắp lượt quan khách và khi nghe con nhang hô lên: “Lạy Cô; Cô mưa đi” thế là cô tung tiền; hoa quả cho mọi người; còn mọi người thì cố tranh lấy phần lộc mà cô vừa ban ra; cả buổi lễ tưng bừng; náo nhiệt như một buổi sinh hoạt văn hoá; tính chất nghi lễ gần như bị xoá mờ!

Các Thánh Cô; đặc biệt là Cô Chín có biệt tài trị bệnh cứu người; nên tới giá Cô; các con nhang đệ tử thường dâng lễ thỉnh cầu Cô chữa bệnh. Hôm nay; tới giá Cô Chín có hai người một nam một nữ thỉnh cầu Cô chữa bệnh. Bà Đồng H. cầm chén nước đặt lên đĩa; rồi rút ba nén hương đang cháy trước ban thờ; miệng vừa niệm tay vừa thả tàn nhang vào chén nước; ngậm hương vào mồm và phả vào chén nước ba lần; lúc đó cung văn xướng nhạc ca ngợi tài chữa bệnh của Cô:

“Sáng linh; chỉ thiên thiên thanh

Sáng linh; chỉ địa địa liệt

Chỉ huyết huyết tan

Chỉ tà tà tẩu

Chỉ bệnh bệnh không”

(Văn chầu Cô Chín)

Bà Đồng H. đưa chén nước cho hai người; họ cầm lấy uống rồi tạ ơn “Lạy Cô!”.

Giá cuối cùng của buổi lễ của Bà Đồng H. là giá Cậu. Như mọi người đều biết; có 10 vị Thánh Cậu; nhưng hôm nay Bà Đồng H. chỉ hầu giáng đồng Cậu Bơ (Ba) và hầu nhập đồng Cậu Bé. Đó là các giá đồng với kiểu cách ăn mặc; lời nói; điệu bộ phù hợp với đứa trẻ từ 1 đến 9 tuổi; nên trông có vẻ kỳ cục; nghịch ngợm; phóng túng. Ngoài các nghi lễ bắt buộc; Cậu Bé còn làm các điệu bộ múa lân; sư tử; múa hèo;… rồi mới “thăng”.

Kết thúc buổi hầu; Bà Đồng H. tung khăn cởi bỏ lễ phục rồi đứng dậy tươi cười chào và cảm ơn quan khách đã tới dự và mời quan khách lưu lại hưởng lộc Thánh bằng bừa ăn mang tính cộng đồng.

III. Lời Người Quan Sát

Một cách khái quát nhất; ta có thể nêu những đặc trưng cơ bản của nghi lễ lên đồng:

– Trước nhất; lên đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị Thánh của Đạo Mẫu Tam Phủ; Tứ Phủ. Trong nghi lễ lên đồng này; các Ông Đồng; Bà Đồng chỉ là cái “cốt”; cái thân xác trống rỗng; cái “ghế” để hồn (hay bóng) của Thánh nhập vào. Số lượng các vị Thánh của điện thần Tứ Phủ có hàng chục (khoảng 60 vị); nhưng tuỳ từng dịp lễ của buổi lên đồng; tuỳ thuộc vào căn số của từng Ông Đồng; Bà Đồng; mà vị Thánh này hay kia; nhiều vị hay ít vị giáng nhập đồng.

Tuy nhiên; có một số vị Thánh hay giáng đồng; còn một số khác do lai lịch không rõ ràng nên ít hay không giáng đồng. Do vậy; mỗi buổi lên đồng; thông qua việc “giáng” hay “thăng”; các vị Thánh đã thực hiện các cuộc hành trình từ cõi hư vô về tái sinh trên thân xác của các Ông Đồng; Bà Đồng thông qua các hành động mang tính nghi lễ: múa; phán truyền; ban phát lộc; chữa bệnh trừ tà;…

Để các vị Thánh có thể nhập hồn vào thân xác của các Ông Đồng; Bà Đồng; thì trước hết; thông qua hàng loại các “kỹ thuật” trước và trong nghi lễ; các Ông Đồng; Bà Đồng phải tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất – ecstasy. Mức độ ngây ngất của mỗi Ông Đồng; Bà Đồng cũng khác nhau.

Hỗ trợ cho việc tạo nên trạng thái ngây ngất này ngoài “kỹ thuật” bản thân; còn có sự trợ giúp của màu sắc mạnh (xanh; đỏ; vàng); của tiếng nhạc và lời hát văn; các điệu múa; và đặc biệt của các chất kích thích như rượu; thuốc lá; trầu; trà; hương; hoa;… Tuy nhiên; cũng phải nói rằng; trong nhiều nghi lễ lên đồng ngày nay; mức độ ngây ngất của nhiều Ông Đồng; Bà Đồng khá “nông”; do vậy; các hành động của họ thường mang tính biểu diễn nhiều hơn!

Do vậy; nếu hiểu Shamanism bao gồm cả hiện tượng nhập hồn và thoát hồn trong trạng thái ngây ngất; thì cũng có thể xếp lên đồng của người Việt vào phạm trù Saman giáo; một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới.

– Các vị Thánh từ thế giới hư vô thực hiện các cuộc hành trình của mình; hiển hiện trước con mắt người trần qua nghi lễ lên đồng; đều là các vị Phúc thần tức những thần linh dù có gốc tích từ Thiên thần hay Nhân thần; lúc sinh thời đều là những “người” đã có công lao với dân với nước; khi hoá thì hiển linh và phù hộ; bảo trợ cho sự bình yên; tốt lành cho cộng đồng; do vậy được người trần tôn vinh; thờ phụng.

Các vị Thánh nhập hồn vào thân xác của các Ông Đồng; Bà Đồng là để làm việc thiện: chữa bệnh; trừ ma tà; mang lại phúc lộc cho mọi người. Nếu như; từ một người bình thường trở thành Ông Đồng; Bà Đồng là việc không phải là tự nguyện; mà do Thánh “bắt lính”; “chấm đồng”; nếu không sẽ bị cơ đày; hành hạ thân xác; thì việc thỉnh mời Thánh nhập vào thân xác Ông Đồng; Bà Đồng là việc tự nguyện; còn việc vị Thánh nào giáng đồng; nhập đồng thì là do ý nguyện của các vị Thánh.

Tuy nhiên; đó chỉ là trên quan niệm và lý thuyết còn thực tế thì với nhiều Ông Đồng; Bà Đồng họ đã có chủ định sẵn từ trước về việc nhập hồn vị Thánh này hay khác theo căn số và mục đích cầu an khang và tài lộc của họ.

– Lên đồng là một nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của Đạo Mẫu Tứ Phủ; tuy nhiên; từ lâu đã sản sinh và tích hợp nhiều hiện tượng và sinh hoạt văn hoá nghệ thuật mang tính diễn xướng cộng đồng như âm nhạc; ca hát; múa; các hình thức trang trí;… Đặc biệt là hình thức âm nhạc và hát chầu văn; một loại hình hát nghi lễ; dân ca tiêu biểu của Việt.

Tất nhiên ngày nay nhiều nhà nghiên cứu đã thấy được mối quan hệ gần gũi giữa âm nhạc và hát Chầu văn với một số hình thức dân ca khác; tuy nhiên; phải khẳng định rằng chỉ trong môi trường tín ngưỡng Đạo Mẫu và nghi lễ Lên đồng thì âm nhạc và hát chầu văn mới hình thành và định hình.

Và ngày nay; mặc dù có một số làn điệu chầu văn đã tách khỏi môi trường nghi lễ lên đồng; trở thành loại dân ca có thể trình diễn ở nhiều môi trường khác nhau; chứa đựng nhiều nội dung khác nhau; kể cả nội dung của xã hội hiện đại; tuy nhiên; nhạc và hát văn trong nghi lễ lên đồng mới thực sự tiêu biểu mang đầy đủ bản sắc riêng của một thể loại dân ca của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Do vậy; có thể nói lên đồng còn thì hát văn mới còn và ngược lại!

Nguồn: daomauvietnam.com

Gửi Giang Anh lời cảm nhận nhé !
Đang xem bình luận...